Ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi phát động chuyển đổi số

Lượt xem:


www.quangngai.edu.vn Sáng nay 23/9, tại điểm cầu chính Trung tâm Điều hành thông minh IOC Quảng Ngãi, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã tổ chức phát động chuyển đổi số đến toàn ngành thông qua các điểm cầu cơ sở giáo dục.

Nhấn nút phát động phong trào chuyển đổi số ngành giáo dục

Tham dự tại điểm cầu chính có ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Đại diện lãnh đạo đạo các sở, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Ngãi, Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 600 điểm cầu cơ sở giáo dục.

Những năm qua, chuyển đổi số trong giáo dục đã có những bước phát triển, đặc biệt việc là kết nối trường học với cộng đồng. Thời gian trước, công tác quản lý trong giáo dục chủ yếu thông qua hồ sơ, sổ sách là chính, thì giờ đây, việc quản lý hồ sơ, sổ sách của cán bộ, giáo viên đã được đơn giản hóa bằng các nền tảng ứng dụng CNTT. Chuyển đổi số đã làm thay đổi cách thức tổ chức, phương thức quản lý, thái độ và phong cách phục vụ của ngành giáo dục đối với người dân, mang lại sự hài lòng cho công dân. Chuyển đổi số trong giáo dục đã tạo ra môi trường giáo dục hiện đại, chuyên nghiệp và tiện ích. Công dân thành thị, đồng bằng, miền núi, hải đạo đều được tiếp cận các dịch vụ giáo dục công như nhau thông qua các nền tảng quản lý trực tuyến, giáo dục trực tuyến, tạo nên sự công bằng trong giáo dục. Các dữ liệu của ngành giáo dục được cập nhật vào hệ thống phần mềm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên thuận tiện trong giảng dạy và tra cứu thông tin, đồng thời hạn chế sử dụng các loại sổ sách thông thường.

Một số kết quả nổi bật trong năm qua

– Tham mưu xây dựng, hoàn thiện Kế hoạch “Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

– Tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 11/3/2022 của UBND tỉnh về hực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 về dịch vụ công thiết yếu “Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023”.

– Kết quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong dạy học và quản lý: Các đơn vị, cơ sở giáo dục đã thực hiện xác thực hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giữa cơ sở dữ liệu về giáo dục và đào tạo với cơ sở dữ liệu về dân cư, cụ thể như sau:

          + Hồ sơ học sinh: 277.819 hồ sơ được xác thực, đạt 98,66% (38.422 hồ sơ học sinh THPT được xác thực, đạt 99,9%; 75.005 hồ sơ học sinh THCS được xác thực, đạt 99,32%; 107.592 hồ sơ học sinh Tiểu học được xác thực, đạt 98,97%; 52.421 hồ sơ học sinh Mầm non được xác thực, đạt 95,13%; 4.379 hồ sơ học sinh GDTX được xác thực, đạt 100%).

          + Hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 17.779 hồ sơ đã được xác thực, trong đó: THPT  2.604 hồ sơ được xác thực, đạt 99,97%; THCS 4.690 hồ sơ được xác thực, đạt 90,07%; Tiểu học 5.119 hồ sơ được  xác  thực,  đạt  86,95%; Mầm  non 5.193  hồ  sơ được  xác  thực,  đạt 87,63%; GDTX 173 hồ sơ được xác thực, đạt 87,82%.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả: việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, giải quyết của Sở GDĐT, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

– Các nhà trường đã sáng tạo triển khai hình thức dạy học trực tuyến; dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trực tiếp trên thông hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS), phần mềm Edoc do Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cung cấp và một số phần mền do các nhà trường tự viết.

– Sử dụng có hiệu quả phần mềm quản trị trường học; sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và triển khai thu phí dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt ở tất cả các đơn vị, cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh, đến cuối năm học 2022-2023 khối THPT đạt 100%, khối các phòng GDĐT đạt 73,58%.

– Kết quả triển khai báo cáo thống kê số trong giáo dục: Sở giáo dục và đào tạo đã kịp thời hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục triển khai thu thập, cập nhật thông tin vào hệ thống CSDL ngành giáo dục theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 về chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT. Theo thống kê mới nhất của Bộ GDĐT (ngày 20/9/2023), tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành tất các số liệu thống kê, báo cáo theo yêu cầu của Bộ. Có được kết quả này, Sở GDĐT đánh giá cao sự chủ động của các đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc tiến hành kiểm tra, rà soát, tổng hợp số liệu báo cáo thống kê đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, đúng hạn, kịp thời.

– Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số: (1) Số lượng giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến: 1032 giáo viên THPT, chiếm tỷ lệ 45,36%; 1598 giáo viên THCS, chiếm tỷ lệ 36,47%. (2) Số lượng giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thiết kế bài giảng e-Learning, video bài giảng, thiết bị dạy học số: 1247 giáo viên THCS, chiếm tỷ lệ 28,46%, 989 giáo viên THPT, chiếm tỷ lệ 43,47%.(3) Số lượng cán bộ, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, triển khai có hiệu quả các phần mềm quản trị trong cơ sở giáo dục: 659 cán bộ, giáo viên THPT, chiếm tỷ lệ 27,5%; 966 cán bộ, giáo viên THCS, chiếm tỷ lệ 20,40%. (4) Số lượng cán bộ, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin: 1672 (cán bộ, giáo viên THPT), chiếm tỷ lệ 69,78%; 515 (cán bộ, giáo viên THCS), chiếm tỷ lệ 11,76%. (5) Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và chuyển đổi số được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, an toàn thông tin: 41 cán bộ chuyên trách, chiếm tỷ lệ 77,35%.

Trong thời gian tiếp đến, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện  Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi với nội dung đã xác định đối với lĩnh vực giáo dục là: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, giảng dạy, tuyển sinh dựa trên công nghệ số, dữ liệu số; số hóa tài liệu, giáo trình; triển khai đồng bộ các nền tảng số dung chung của toàn ngành giáo dục. Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường để hướng đến mục tiêu thúc đẩy thành công chuyển đổi số trong giáo dục. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và động bộ về cơ sở hạ tầng, nâng cấp và đầu tư các thiết bị công nghệ thiết thực phục vụ công tác dạy và học. Và hơn hết, muốn đào tạo nhân lực thời Chuyển đổi số thì hãy cho họ sống, học tập và làm việc trong môi trường số, đây cũng là cách đào tạo kỹ năng số tốt nhất./.

Một số hình ảnh trong buổi phát động

                                                                               Tin, ảnh: Đức Huân