Sắp xếp lại các trường giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả

Lượt xem:


Sau hơn 1 năm luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành, cuối cùng Chính phủ đã có nghị quyết thống nhất giao Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh thực trạng tuyển sinh, đào tạo CĐ và TC đang rất ngổn ngang.

 

Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo… Chính vì vậy, giáo dục nghề nghiệp phải được đào tạo theo hướng thực hành, chuyển đào tạo theo hướng “cung” sang “cầu” tạo sự đột phá về chất lượng tiếp cận trình độ quốc tế; gắn kết chặt chẽ với lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, xóa đói giảm nghèo, thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đặc biệt, người tốt nghiệp trình độ CĐ được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành và liên thông lên trình độ ĐH. Người có trình độ tay nghề cao sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động chung các nước ASEAN, cũng như các nước trên thế giới.
Năm 2017, các trường được chủ động xác định chỉ tiêu. Việc tuyển sinh sẽ được áp dụng theo hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Hiệu trưởng các trường quyết định phương án tuyển sinh của trường mình. Việc thi tuyển sẽ do các trường tự quyết định, nhất là đối với các trường thuộc một số lĩnh vực ngành nghề đặc thù, còn đa số sẽ xét tuyển thông qua hồ sơ và kết quả học tập ở bậc học phổ thông.

 

Mỹ Quyên